PHP là gì? Vai trò và ứng dụng của PHP | Series PHP & MySQL căn bản | Bài 1

Khi bạn muốn tìm hiểu PHP là gì, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua hoặc nghe rất nhiều về PHP. Vậy PHP là gì? Vai trò của PHP là gì? Tại sao các dự án website cần phải sử dụng đến PHP? Liệu có nên học PHP vào thời điểm này? Những ngôn ngữ nào có thể thay thế PHP? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các vấn đề trên trong bài viết này nhé.

PHP (Programing Hyper Text Processor)

PHP là gì?

PHP, viết tắt của cụm từ Programing Hypertext Preprocessor, là một loại ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) mã nguồn mở được sử dụng phổ biến để tạo ra các ứng dụng web chạy trên máy chủ, hoặc để tạo ra các hệ thống back-end cho các website, phần mềm ứng dụng, app trên máy tính, điện thoại.

Được ra đời vào năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf, cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu Mysql, đến thời điểm hiện tại PHP đã được sử dụng rất nhiều cho các website, ứng dụng. Theo nguồn thống kê chính thức từ Github, PHP là ngôn ngữ đứng hạng thứ 6 trong top 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất của năm 2020.

PHP được ứng dụng như thế nào trong công nghệ?

PHP là ngôn ngữ phổ biến để xây dựng hệ thống back-end cho các website hoặc web-app hiện nay.

Dành cho những bạn chưa biết back-end là gì thì mình sẽ giải thích sơ qua. Back-end là một thuật ngữ chỉ quá trình xử lý phía server, trong đó ngôn ngữ lập trình phía server sẽ có vai trò phân giải các luồn request (tạm dịch là luồn dữ liệu yêu cầu) từ phía người dùng, sau đó làm việc với cơ sở dữ liệu để truy xuất/cập nhật và cuối cùng trả lại các luồn response (tạm dịch là luồn dữ liệu phản hồi) về phía người dùng.

Theo thống kê từ W3Techs’, có khoản 78.9% trong tổng số các website trên toàn thế giới sử dụng PHP làm ngôn ngữ để xử lý phía server (back-end). Trong số có có phần lớn là các website thuộc các nền tảng lớn phổ biến như WordPress, Joomla, Drupal, Moodle, Silverstripe, MediaWiki, Digg…

PHP là ngôn ngữ phổ biến để xây dựng hệ thống back-end cho các ứng dụng di động

Với sự xuất hiện và phát triển của các PHP framework như Laravel, Codeignitor, Zend… lập trình viên có thể xây dựng một hệ thống back-end cho các app di động với cơ chế RESTFUL API một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và bảo mật.

Dùng để tạo ra các phần mềm xử lý ảnh và thiết kế đồ hoạ

Với kiến trúc mã nguồn và thư viện hỗ trợ cho phép xử lý tốt các dữ liệu trong các tập tin hình ảnh như jpeg, gif, wbmp, xpm, png… PHP được ứng dụng khá nhiều trong các phần mềm xử lý ảnh là thiết kế đồ hoạ.

Có nên học PHP vào thời điểm này?

Đây là câu hỏi mang tính chung chung, nên mình sẽ phân làm nhiều tình huống cụ thể hơn mà mình cho là phổ biến để đưa ra câu trả lời.

Tình huống 1: Bạn muốn xây dựng một website với đầy đủ các chức năng cơ bản với một hệ thống cơ sở dữ liệu cùng khả năng bảo mật cao.

Câu trả lời: Có! PHP dư sức đáp ứng nhu cầu đó của bạn.

Tình huống 2: Bạn muốn tạo ra các theme hay plugin cho các nền tảng website lớn & phổ biến như WordPress, Joomla…

Câu trả lời: Chắc chắn! Vì những nền tảng này được xây dựng bằng PHP.

Tình huống 3: Bạn muốn nghiên cứu về bảo mật và tối ưu website.

Câu trả lời: Có! Vì hầu hết các hệ thống back-end của website đều được viết bằng PHP.

Tình huống 4: Bạn theo đuổi định hướng lập trình & phát triển website giới thiệu hay bán hàng cho các doanh nghiệp, cửa hàng, nhưng chưa biết chọn ngôn ngữ nào để xử lý phía máy chủ.

Câu trả lời: PHP là một lựa chọn tốt (hơn 70% lập trình viên chọn PHP để xây dựng một website), tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn những ngôn ngữ khác (mình sẽ liệt kê ở mục sau).

Tình huống 5: Bạn cần một ngôn ngữ để xây dựng hệ thống back-end cho các ứng dụng di động.

Câu trả lời: PHP là một lựa chọn tốt, tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn những ngôn ngữ khác (mình sẽ liệt kê ở mục sau).

Tình huống 6: Bạn cần một ngôn ngữ kịch bản để xây dựng các phần mềm chaỵ trên máy tính hay máy chủ Windows.

Câu trả lời: Không! Thay vào đó, bạn nên tìm đến các ngôn ngữ hỗ trợ native cho windows như C, C++, C#, ASP.Net…

Những ngôn ngữ lập trình có thể thay thế cho PHP

1. NodeJS (Javascript)

Sự xuất hiện của NodeJS khiến Javascript vốn đã phổ biến, nay lại càng phổ biến hơn. Thế mạnh của NodeJS là xây dựng các hệ thống back-end hỗ trợ tốt tính năng real-time (thời gian thực) để tạo ra các web-app, ứng dụng chat, livestream, gaming…

Javascript cũng là ngôn ngữ đứng thứ nhất trong danh sách 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất năm 2020 của Github

2. Python

Mặc dù thế mạnh của Python là trong các dự án lập trình game và phần mềm ứng dụng, nhưng Python hoàn toàn có đủ khả năng thay thế PHP trong vai trò là hệ thống back-end cho các website hay ứng dụng di động.

Python cũng là ngôn ngữ đứng thứ 2 trong danh sách 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất năm 2020 của Github

3. Ruby

Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng Ruby đang phát triển rất mạnh trong cộng đồng lập trình viên, và đứng thứ 10 trong top ngôn ngữ lập trình biến nhất năm 2020 của Github. Giống như Javascript, thế mạnh của Ruby nằm ở mảng web-app, khi kiến trúc và tính năng của ngôn ngữ này hỗ trợ tốt cơ chế real-time.

Đến đây, chúng ta ắt hẵn đã hình dung được phần nào PHP là gì, cũng như nhưng những ứng dụng của nó trong nền công nghiệp lập trình. Mặc dù PHP không còn giữ vững sự thống trị trông mảng website và back-end như những năm trước đây, nhưng những giá trị cốt lõi của nó vẫn còn giữ vững và phát triển theo từng năm. Và mình nghĩ nó vẫn xứng đáng nằm trong danh sách những ngôn ngữ đáng học trong năm 2021 này đấy.

Đối với bạn, ý kiến của bạn ra sao? Hãy để lại comment bên dưới cho chúng tớ biết nhé! Nếu các bạn thấy nội dung bài giảng hay và hữu ích, hãy cho chúng tớ 1 like, share hoặc đánh giá để ủng hộ tinh thần cho đội ngũ biên tập nội dung nhé.

>> Xem Thêm : Môi trường hoạt động và cú pháp tổng quát của PHP | Series PHP & MySQL căn bản | Bài 2

5/5 - (1 bình chọn)
Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You might also like