Biến (variable) và Hằng (constant) trong PHP | Series PHP & MySQL căn bản | Bài 4

Trong bài giảng trước ta đã tìm hiểu về cách cài đặt môi trường xử lý PHP trên chính máy tính cá nhân của mình thông qua phần mềm Xampp. Trong bài giảng này, ta sẽ tìm hiểu 2 thành phần đầu tiên trong cú pháp của PHP để ta có thể tự mình viết được các PHP statement đơn giản. Và 2 thành phần đó chắn chắn là Biến (Variable) và Hằng (Constant).

Cùng bắt đầu thôi!

Biến (Variable)

Biến (Variable) là gì?

Trong PHP, và cũng trong nhiều ngôn ngữ kịch bản khác (Vd: Javascript), Biến (variable) là một thành phần có thể chứa dữ liệu bên trong nó, và giá trị dữ liệu của nó có thể thay đổi trong suốt quá trình xử lý các statement.

Cú pháp khai báo (tạo) một Biến trong PHP

Statement để tạo ra một Biến cũng chính là statement gán (truyền) một dữ liệu vào biến. Chính vì thế, cú pháp để tạo ra một Hằng trong PHP là:

$ten_bien = du_lieu_bien;

Trong đó:

  • $ luôn được viết liền với tên Biến, là cú pháp bắt buộc để đánh dấu một Biến trong PHP
  • ten_bien là tên mà bạn đặt cho biến đó
  • du_lieu_bien là dữ liệu mà bạn muốn gán (truyền) vào Biến đó (Bài giảng sau sẽ phân tích các kiểu dữ liệu mà bạn có thể truyền vào một biến)

Ví dụ:

<?php
   $user_name = "Nguyễn Minh Sang"; // Biến $user_name chứa dữ liệu ở dạng chuỗi, với giá trị là Nguyễn Minh Sang
   $user_birthday = "2000-12-01"; // Biến $user_name chứa dữ liệu ở dạng chuỗi, với giá trị là 2000-12-01
   $user_post_count = 10; // Biến $user_name chứa dữ liệu ở dạng số, với giá trị là 10

Đặc điểm nổi bật của Biến trong PHP

Biến trong PHP sở hữu những đặc điểm nổi bật sau:

  • Luôn có ký tự $ gắn liền với tên biến ở vị trí đầu tiên
  • Dữ liệu của biến có thể thay đổi, nghĩa là ta có thể thay thế (reassigned) dữ liệu ban đầu của biến bằng một dữ liệu khác, hoặc tác động làm thay đổi giá trị của nó (modified).

Ví dụ:

<?php
  $data = "Phim điện ảnh Trạng Tí Phiêu Lưu Ký đang được dự đoán có nguy cơ lỗ cao như Cậu Vàng"; // Biến $data ban đầu chứa dữ liệu dạng chuỗi
  $data = 50; // Sau đó, biến $data được thay bằng dữ liệu mới dạng số, có giá trị là 50
  $data = $data + 49; // Kế đến, giá trị dữ liệu của biến $data được cộng thêm 49 ($data = 99)

Quy tắc đặc tên Biến trong PHP

Mặc dù bạn có thể tự do đặt tên Biến, nhưng các ký tự bạn dùng phải tuân theo những quy tắc dưới đây:

  • Luôn bắt đầu bằng ký tự $
  • Ký tự phía sau $ (gọi là ký tự thứ 2) phải là chữ cái (viết thường/viết hoa) hoặc ký tự underscore/gạch dưới (_)
  • Ký tự thứ 3 trở đi chỉ được dùng chữ cái (viết thường/viết hoa), số nguyên dương (1,2,3…) hoặc ký tự underscore/gạch dưới (_)
  • PHP xem 2 Biến được đặt tên cùng một chữ cái nhưng khác case (1 Biến dùng chữ cái viết thường, Biến còn lại dùng chữ cái viết hoa) là 2 Biến khác nhau.

Hằng (Constant)

Hằng (Constant) là gì?

Trong PHP, và cũng trong nhiều ngôn ngữ kịch bản khác (Vd: Javascript), Hằng (Constant) là một thành phần có thể chứa dữ liệu bên trong nó, và giá trị dữ liệu của nó không thể thay đổi trong suốt quá trình xử lý các statement.

Statement để tạo ra một Hằng cũng chính là statement gán (truyền) một dữ liệu vào Hằng đó. Chính vì thế, cú pháp để tạo ra một Hằng trong PHP là:

define("ten_hang", du_lieu_hang);

Trong đó:

  • define() là một function (hàm) được sử dụng trong trường hợp bạn cần khai báo một Hằng mới
  • ten_ham là tên mà mà bạn dùng để đặt cho Hằng đó
  • du_lieu_hang là dữ liệu mà bạn muốn gán (truyền) vào Hằng đó (Bài giảng sau sẽ phân tích các kiểu dữ liệu mà bạn có thể truyền vào một Hằng)

Đặc điểm nổi bật của Hằng trong PHP

  • Không cần ký tự $ hay ký tự nào khác bắt buộc khi khai báo tên Hằng
  • Dữ liệu của Hằng một khi đã khai báo sẽ không thể thay đổi hoặc tác động trong suốt quá trình xử lý các statement trong một file PHP.

Ví dụ:

<?php
  define("PI", 3.14); // Hằng PI ban đầu chứa dữ liệu dạng số với giá trị là 3.14
  PI = 3.15; // Trong trường hợp bạn cố tình thay đổi dữ liệu của hằng PI, PHP sẽ báo lỗi, quá trình xử lý bị dừng tại đây

Quy tắc đặc tên Hằng trong PHP

Mặc dù bạn có thể tự do đặt tên Hằng, nhưng các ký tự bạn dùng để đặt tên phải tuân theo một số quy tắc sau đây:

  • Không cần bắt đầu bằng ký tự $
  • Ký tự đầu tiên (gọi là ký tự thứ 1) phải là chữ cái (viết thường/viết hoa) hoặc ký tự underscore/gạch dưới (_)
  • Ký tự thứ 2 trở đi chỉ được dùng chữ cái (viết thường/viết hoa), số nguyên dương (1,2,3…) hoặc ký tự underscore/gạch dưới (_)
  • Mặc định, PHP xem 2 Hằng được đặt tên cùng một chữ cái nhưng khác case (1 Hằng dùng chữ cái viết thường, Hằng còn lại dùng chữ cái viết hoa) là 2 Hằng khác nhau. Tuy nhiên, PHP có thể xem 2 Hằng trên là trùng nhau nếu ban. đầu ta khai báo Hằng với tham số case-insensitive là true: define("ten_hang", du_lieu_hang, true);

Ví dụ 1:

<?php
define("A2", 100); // Tên Hằng hợp lệ
define("2A", 100); // Tên Hằng không hợp lệ
define("_a2", 100); // Tên hằng hợp lệ
define("_a#", 100); // Tên hằng không hợp lệ

Ví dụ 2:

<?php
  define("A2" , 200, true) ; // Khai báo Hằng, trong đó quy định tên Hằng không phân biệt viết thường hay viết hoa (tham số case-insensitive là true)
echo a2; // a2 và A2 thực chất là 1 hằng.

Như vậy, ví dụ trên cũng chính là nội dung cuối cùng của bài giảng này rồi. Nếu các bạn có thắc mắc hay ý kiến đóng góp nào liên quan đến bài giảng, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tớ biết nhé. Nếu các bạn thấy nội dung bài giảng hay và hữu ích, hãy cho chúng tớ 1 like, share và đánh giá để ủng hộ tinh thần cho đội ngũ biên tập của hoccode.org nhé!

Rate this post
Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You might also like